Lịch Sử Hình Thành

    TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ENGLISH MINE với chiến lược phát triển giáo dục
    Chiến lược phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2010-2015 - Tầm nhìn 2030

    I. Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị:

    1. Tầm nhìn:
      Xây dựng môi trường học tập có chất lượng cao của Quận Ba Đình.
    2. Sứ mệnh:
      Cung cấp cho học sinh kiến thức vững chắc, phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
    3. Hệ thống giá trị cơ bản nhà trường:
      Khao khát tri thức.
      Đoàn kết trong công việc.
      Luôn luôn vươn lên.
      Khỏe mạnh về thể chất cũng như tinh thần.

    II. Chương trình hành động:

    1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh:
      • Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là đức dục – trí dục, chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tiếp tục đổi mới dạy học, đổi mới đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục đối với từng lứa tuổi học sinh.
      • Hiêu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách quản lý các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên thực hiện nghiêm túc hoạt động giảng dạy, đổi mới PPDH.
    2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:
      • Xây dụng đội ngũ đủ về số lượng, chất lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu xã hội. Có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhà trường, hợp tác vì sự phát triển chung của nhà trường.
      • Người phụ trách: Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn.
    3. Cơ sở vật chất – trang thiết bị:
      • Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Có biện pháp sử dụng, bảo quản hợp lý.
      • Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, nhân viên thiết bị, kế toán.
    4. Ứng dụng và phát triển CNTT:
      • Triển khai rộng rãi hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, các hoạt động khác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ứng dụng CNTT, tự học hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.
      • Người phụ trách: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ công tác tin học.
    5. Huy động nguồn lực giáo dục từ xã hội:
      • Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt qui chế dân chủ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên.
      • Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của các tổ chức, cá nhân tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương.
      • Người phụ trách: BGH,BCH Công đoàn, Hội CMHS.

    III. Tổ chức triển khai:

    1. Phổ biến kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2010-2020 tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục.
    2. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược.
      • Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
      • Giai đoạn 1: Từ 2010 -> 2011: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng nền tảng cơ bản của một nhà trường có chất lượng cao, đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố.
      • Giai đoạn 2: Từ 2012 -> 2013: Tiếp tục nâng cao kỹ năng giảng dạy của thầy, nề nếp học tập của trò, đẩy nhanh chất lượng dạy và học ổn định, vững chắc.
      • Giai đoạn 3: Từ 2013 -> 2015: Tiếp tục hoàn thiện quá trình bồi dưỡng đội ngũ, nâng cấp cơ sở vật chất, trở thành một trường chất lượng cao.
    3. Phân công nhiệm vụ:
      • Đối với hiệu trưởng: Báo cáo lên các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, khai thác tiềm năng xã hội hóa. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoach tới toàn thể hội đồng nhà trường; thành lập ban kiểm tra, đánh giá, tổ chức tổng kết đúc rút kinh nghiệm để có biện pháp bổ sung kế hoạch kịp thời.
      • Đối với phó hiệu trưởng: Giúp hiệu trưởng tổ chức kế hoạch chiến lược ở từng khâu, từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
      • Đối với các tổ chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp thực hiện tốt kế hoạch được giao.
      • Đối với các đoàn thể trong nhà trường: Phối hợp và đôn đóc, nhắc nhở các bộ phận thực hiện kế hoạch, tham mưu với ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
      • Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ vào kế hoạch chiến lược và nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết cho cá nhân; tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch qua từng giai đoạn, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp bổ sung cho kế hoạch.

    hình ảnh khóa học

    kết nối facebook

    TOP