- Trang chủ|Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Chất Thải Rắn
Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Chất Thải Rắn
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau có xu hướng gia tăng. Từ ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đến vùng nông thôn, vùng quê, vì chưa được tư vấn môi trường một cách đúng đắn, nên các khí thải, chất thải độc hại được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài, làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay trên toàn thế giới. Công nghiệp phát triển, kéo theo hàng loạt, nhà máy phân xưởng ra đời đáp ứng nhu cầu sản xuất, theo đó các chất thải nguy hải, khi thải từ các nhà máy, cơ sở chưa qua xử lý vô hình chung làm tình trạng ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề, đây là vấn nạn cần được giải quyết không chỉ riêng việt nam mà còn trên toàn thế giới.
Giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, qua đó, gắn phát triển kinh tế, xã hội với công tác bảo vệ môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 863,2 tấn/ngày chủ yếu tập trung từ hoạt động sản xuất công nghiệp, trong đó, lượng rác không nguy hại phát sinh khoảng 646 tấn/ngày. Hiện nay, các đơn vị, cơ sở sản xuất thường tự phân loại ngay tại nguồn để phục vụ nhu cầu tái chế, tái sử dụng lại, phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại được hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý. Tỷ lệ thu gom rác thải không nguy hại 85-90%, tương đương 549-581 tấn/ngày và xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày.
Theo số liệu thống kê từ báo cáo quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải, các chủ xử lý (cơ sở hành nghề xử lý chất thải nguy hại) báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng khối lượng chất thải nguy hại công nghiệp phát sinh trên địa bàn thành phố có tỷ lệ gia tăng trung bình khoảng 20%/năm. Lượng chất thải nguy hại công nghiệp trung bình trong giai đoạn 2015-2018 phát sinh khoảng 217,2 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã thống kê được khoảng 99% (tương đương với 215 tấn/ngày), còn lại một số cơ sở do lượng chất thải phát sinh quá ít hiện được lưu giữ tạm thời tại cơ sở. Liên quan đến chất thải rắn y tế, theo số liệu thống kê, mỗi ngày, trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 27,52 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn nguy hại khoảng 8,448 tấn/ngày và chất thải rắn thông thường khoảng 19,072 tấn/ngày.
Tại tỉnh Thái Nguyên, cùng với việc thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thì lượng rác thải công nghiệp phát sinh ra môi trường trên địa bàn Thái Nguyên cũng tăng theo. Vì vậy, việc xử lý hiệu quả nguồn rác thải này đã, đang được cơ quan chức năng và doanh nghiệp quan tâm...
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày rất lớn (khoảng 1.200 tấn/ngày). Lượng rác chủ yếu tập trung tại 4/6 khu công nghiệp và 19/32 cụm công nghiệp đang hoạt động. Ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Hiện tại, trong quá trình sản xuất, các đơn vị cơ bản thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo vệ môi trường, không tồn tại điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ, dây truyền sản xuất cũng như hệ thống xử lý chất thải đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại nên lượng phát thải về khói, bụi, nguồn nước, chất thải rắn đã được xử lý trước khi đưa ra môi trường...