7 sai lầm những người mới tập Yoga thường mắc phải
1. Sai lầm: Đi giày trong khi tập
Bạn có thể là một tín đồ của những đôi giày, bạn có một đôi giày thể thao hoàn hảo rất hợp mang đến phòng tập gym… nhưng hãy để đôi giày của bạn lại trước cửa lớp học yoga nhé! Tại tất cả các lớp yoga đều có một quy định nghiêm ngặt, đó là “bỏ giày dép ở ngoài”. Bạn sẽ sử dụng đến tay, chân và toàn bộ cơ thể trên thảm tập, cho nên bạn đừng mang theo giày vào trong để lăn khắp phòng tập. Nếu bạn lo lắng rằng đôi giày yêu thích của bạn có thể bị mất hoặc bị giẫm lên, hãy xếp giầy trong túi tập thể thao của bạn và để túi vào một chỗ kín đáo (hầu như phòng tập yoga nào cũng có những chỗ như vậy).
2. Sai lầm: Không tắt chuông điện thoại
Thử tưởng tượng: bạn đang thư giãn sâu trong tư thế xác chết savasana thì đột nhiên tiếng nhạc chuông chuông quen thuộc bắt đầu réo ầm ĩ. Dĩ nhiên là chuyện này có thể xảy đến với bất cứ ai, nhưng kể cả như vậy, tiếng chuông điện thoại của bạn vẫn làm mọi người xung quanh mất tập trung và gây khó chịu. Đừng đưa mình vào những tình thế oái oăm như vậy và hãy tắt điện thoại hoàn toàn. Hoặc tốt hơn cả là đừng mang điện thoại dến lớp tập yoga!
3. Sai lầm: Mặc quần áo không phù hợp
Tại lớp tập yoga bạn sẽ phải di chuyển thay đổi tư thế rất nhiều lần, từ đứng cúi gập lưng, đứng dạng chân cho đến lộn ngược trồng cây chuối. Điều này nghe có vẻ khác thường, nhưng quần áo bó sát thật sự sẽ thích hợp hơn là những thứ rộng thùng thình. Bởi vì khi mặc quần áo rộng thùng thình, bạn có thể sẽ bị tụt quần hoặc bị hớ hênh – nói tóm lại là sẽ tạo điều kiện cho người khác nhìn thấy chiếc quần short của bạn hoặc nhìn vào bên trong áo của bạn mỗi khi bạn thực hiện các tư thế như Chó cúi mặt (Downward Dog, Adho Mukha Svanasana) hay tư thế Em bé (Happy Baby, Ananda Balasana). Ngoài ra, đừng quên kiểm tra xem quần áo tập của bạn có bị mỏng quá không. Một vài loại quần tập yoga có thể dễ nhìn xuyên thấu qua khi bạn cúi gập người về phía trước. Vì vậy, hãy kiểm tra xem quần tập yoga có mỏng quá không trước khi bạn bỏ tiền ra mua nhé!
4. Sai lầm: Đem mình ra so sánh với mọi người
Bạn chỉ có cơ hội làm người mới một lần duy nhất, cho nên hãy tận hưởng hành trình! Khi bước vào phòng tập, bạn thường dễ lâm vào cảnh bị căng thẳng vì áp lực trước khả năng của những người xung quanh. Khi đem so sánh mình với người khác, bạn sẽ chỉ thêm phiền muộn hơn bởi vì so sánh như vậy sẽ khiến bạn nảy sinh lòng ghen tị, điều này có thể khiến bạn cố gắng thử những tư thế mà bạn chưa sẵn sàng tập được. Hãy thay đổi quan điểm bằng cách lấy đó làm cảm hứng. Bạn vẫn có thể học được rất nhiều bằng cách quan sát tài năng của những người khác. Đồng thời hãy tin tưởng rằng nếu bạn nhiệt tình và thực hành thường xuyên thì chắc chắn sẽ tiến bộ.
5. Sai lầm: Trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý
Kịch bản này rất dễ xảy ra! Tập trung vào hơi thở và đắm chìm vào khoảnh khắc là điều quan trọng nhưng nên chú ý phải làm sao đừng biến buổi tập thành một buổi trình diễn thể hiện của riêng bạn. Nên tránh thở dài buồn bã hoặc thở hồng hộc đến nỗi cách đó cả hai khu nhà vẫn còn nghe thấy được. Khi tập, bạn nên thở nhẹ nhàng sao cho đủ mình bạn nghe được. Nên nhớ yoga là bộ môn thực hành mang tính cá nhân. Bạn đang có một ngày không vui và có nhu cầu thở dài để giải tỏa không có nghĩa là mọi người trong phòng đều cùng muốn chia sẻ chuyện buồn với bạn.
6. Sai lầm: Di chuyển ra ngoài khu vực tập của mình
Nhiều trung tâm yoga nổi tiếng thường tuyển học viên ồ ạt, tức là khi đến lớp, thảm tập của bạn sẽ phải đặt sát thảm tập của những học viên khác. Cho nên bạn phải chú ý xung quanh mình mỗi khi thực hiện các tư thế. Rất có thể bạn sẽ đập tay vào ai đó hoặc là bị người ta đập vào. Nhưng bạn có thể tránh được điều này bằng cách giới hạn các chuyển động của mình trong diện tích thảm tập. Thử thách bản thân và bước ra ngoài khu vực thoải mái của mình là một điều tốt nhưng khi thực hiện các tư thế yoga, nếu bạn đang đứng quá gần người khác thì hãy cẩn trọng! Bạn chắc hẳn sẽ không muốn rơi vào tình cảnh bị ngã vào thảm (hoặc vào cơ thể) của người khác, sau đó gây nên cả một dây chuyền domino khiến mọi người ngã theo. Thật là một cảnh tượng không đẹp mắt chút nào!
7. Sai lầm: Thu dọn đồ đạc để đi về quá sớm
Tư thế Savasan (xác chết) là tư thế cuối cùng khi tập yoga, bạn phải nằm khoảng 5 phút để trải nghiệm bài tập và thư giãn tâm trí. Đây là một phần quan trọng của buổi tập, sau đó là ngồi thiền để giữ cho tâm tưởng được thư thái suốt cả ngày còn lại. Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng chịu được việc lớp học kéo dài nhưng đừng bỏ ra về trong lúc mọi người đang thư giãn. Thật là khó chịu khi phải chứng kiến một học viên ồn ào cuộn lại thảm tập, thu dọn đồ đạc (làm cho túi xách kêu sột soạt còn chìa khóa thì kêu leng keng) chỉ để sau đó đóng sầm cửa lại khi đi ra ngoài. Liệu 5 phút thư giãn đó có thật sự làm xáo trộn kế hoạch của bạn hay không?! Bạn sẽ bỏ lỡ thông điệp đẹp đẽ nhất của yoga chính vào lúc bạn bỏ về khi cả lớp đang thư giãn trong tư thế savasana. Mọi thứ cần phải diễn ra chính xác như cần thiết, không được nóng vội, rồi bạn sẽ ở đúng nơi mà bạn cần đến. Nếu bạn phải rời lớp sớm, hãy nói với giáo viên ngay từ đầu buổi học, sắp xếp thời gian để tự thực hiện savasana, chọn chỗ tập gần cửa ra vào và hãy ra khỏi lớp trước khi tư thế savasana bắt đầu để tránh làm phiền mọi người.
Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm qua để trở thành một phần quan trọng của cộng đồng, chúng tôi đã được công nhận là một trong những câu lạc bộ YOGA hàng đầu.
Số lượt đang online: 004
Số lượt truy cập: 9742
bài viết liên quan
7 sai lầm người mới tập Yoga thường mắc phải
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem
Các nguyên tắc cơ bản trước khi tập Yoga
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem
Phân loại: Các loại trường phái Yoga
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem
Có một cơ thể tốt và cân bằng tâm hồn
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem
Mẹo yoga: Cách giữ Yoga khi bạn ở nhà
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem
Lời khuyên: Yoga về thức ăn và ăn uống có tâm
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem